【PHẢI BIẾT】Phượng Hoàng có thật không?
PHƯỢNG HOÀNG CÓ THẬT KHÔNG?
Ai trong chúng ta cũng từng nghe nói đến phượng hoàng, thậm chí còn được thấy hình loài chim tuyệt đẹp này trên các bức tranh. Tuy nhiên, trong các vườn thú trên thế giới hay ngoài thiên nhiên, chưa có ai trông thấy phượng hoàng bao giờ. Sao lại có chuyện như vậy nhỉ?
Theo giải thích của các nhà khoa học, phượng hoàng là sản phẩm của trí tưởng tưởng, là loài chim mang cốt cách thần thoại. Đây là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim mà tổ tiên chúng ta gộp làm một.
Nếu quan sát kỹ bức tranh về phượng hoàng, ta có thể nhận thấy: Đầu và mỏ của nó giống gà, cái cổ hơi dài giống hạc tiên, lông đuôi dài đẹp, lông vũ nhiều màu sắc trên thân mình, có nét giống công và gà rừng.
Đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trăng, lưng cõng bầu trời |
Phượng (Phụng) hay Phượng hoàng là một trong 4 tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam và các nước Á Đông. Các bộ phận của chim Phượng đều có ý nghĩa riêng: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy Phượng Hoàng tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phượng vũ) tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phượng là hình tượng của thánh nhân, hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phượng là yếu tố âm, tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà đẹp.
Phượng hoàng tượng trưng cho điều lành và sự cao quý. Do đó, từ thời xa xưa, người ta thường gắn hình ảnh phượng hoàng lên trên các kiến trúc cung đình, lăng mộ và những đồ trang sức quý giá chỉ dành cho những bậc đế vương.
Tượng phượng hoàng tại Tử cấm thành, Bắc Kinh |
Phượng Hoàng là một trong Tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Ngoại trừ loài Quy (Rùa), Tất cả Tứ Linh đều có truyền thuyết riêng và hầu như là thuộc về huyền thoại, trên thế giới hoàn toàn không tồn tại.
CHÂN DUNG PHƯỢNG HOÀNG TRONG TRUYỀN THUYẾT
SƠ LƯỢC VỀ PHƯỢNG HOÀNG
Phượng hoàng là sản phẩm của trí tưởng tượng trong thần thoại của người Đông Á, chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa. Đây là loài ngự trị trên tất cả các loài chim khác. Trước đây, chim trống được gọi là Phượng còn chim mái được gọi là Hoàng. Tuy nhiên, ngày nay, sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn. Phượng cùng Hoàng đã được trộn lẫn vào nhau thành một thực thể giống cái, gọi là phượng hoàng, ghép cặp với long (rồng) - con vật mang ý nghĩa của giống đực. Phượng cũng được sử dụng để biểu thị cho hoàng hậu (hay các phi tần) trong khi rồng là biểu thị của vua hay hoàng đế.
Người Hán thường sử dụng thành ngữ "Con rồng cháu phượng" như là dấu hiệu của việc nhận dạng theo chủng tộc.
Phượng cũng được sử dụng để biểu thị cho hoàng hậu (hay các phi tần) trong khi rồng là biểu thị của vua hay hoàng đế. |
Ý NGHĨA PHƯỢNG HOÀNG TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA
Cả truyền thuyết phương Đông và phương Tây đều mô tả Phượng Hoàng như một loài chim kì diệu.
Loài chim này có thể mang theo những vật có khối lượng rất lớn. Nước mắt của chúng có tác dụng thần kì trong việc chữa lành vết thương. Phượng Hoàng sở hữu một tiếng ca du dương, có tác dụng thần diệu trong việc khuyến khích lòng can đảm của những trái tim trong trẻo trước những cuộc đối đầu với những sự xấu xa. Lông Phượng được dùng như 1 loại bùa hộ mệnh hoặc vũ khí lợi hại để chống lại cái ác
Phượng Hoàng là loài chim bất tử. Vòng đời của chúng sẽ không bao giờ kết thúc. Khi bị thương nặng hay cảm thấy mình quá già yếu (không dưới 500 tuổi), chúng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của chính mình, rồi tự thiêu bằng nguồn nhiệt bản thân tạo ra. Và, từ trong đám tro tàn, phượng hoàng tái sinh lại dưới hình dạng một chú chim non. Nhờ khả năng này, chúng là biểu tượng của cả sự sống và cái chết.
Phụng hoàng lửa tự thiêu |
Và Hồi sinh từ đống tro tàn |
Vì thiêng liêng và cao quý, loài chim này thường sống trên những ngọn núi cao, xa xôi, nơi con người không thể vươn tới. Nếu có ai đó muốn tìm Phượng hoàng để mưu cấu sức mạnh hoặc sự bất tử sẽ phải vượt qua những thử thách chết người. Tuy là sinh vật thuần khiết, chỉ ăn trái cây, nhưng vì có khả năng đọc được ý nghĩ của con người, khi phượng hoàng phát hiện kẻ đến tìm có mưu đồ xấu, nó sẽ vươn dài móng vuốt sắc bén để chống trả đến cùng. Ngược lại, với người tốt cần hỗ trợ, chỉ cần chứng tỏ lòng quyết tâm bằng cách vượt qua chặng đường gian khổ, tìm được tổ phượng hoàng, nó sẽ hết lòng giúp đỡ.
- Phượng hoàng Trung Hoa có bộ lông ngũ sắc thướt tha, tính cách cao quý thanh lịch nhưng có phần yểu điệu. Chim trống được gọi là “phượng”, chim mái gọi là “loan”
- Phượng hoàng phương Tây (Phoenix) lại có bộ lông màu lửa, vàng rực, mang tính cách bộc trực, thẳng thắng, có phần hơi nóng nảy.
Điểm khác biệt trong ngoại hình và tính cách của phượng hoàng Tây phương và Đông phương. |
Phượng Hoàng Phương Tây
Theo truyền thuyết, Phượng Hoàng có thể sống hơn 500 năm. Khi quá mệt mỏi, nó tìm đến nơi cao không ai có thể đến được, thu nhặt những nhánh cây thơm và chất thành một cái tổ lớn. Nằm trong tổ, Phượng Hoàng sẽ nổi lửa, tự thiêu chính mình. Tuy nhiên, sau 3 ngày, Phượng Hoàng sẽ tái sinh từ đống tro tàn.
Được mô tả như 1 loài chim có lông vũ óng ánh, lông Phượng Hoàng thường có màu vàng sắc đỏ, đỏ tía ... đôi khi có quầng lửa bao quanh. Trong sách cổ Ai Cập, Hy Lạp, La Mã ... đuôi Phượng Hoàng được miêu tả khác nhau, nhưng có điểm chung là có 4 nhánh dài - đại diện cho các hướng và gần giống đuôi Công. Ngoài ra, đuôi Phượng còn có nhìêu sợi nhỏ xung quanh và tăng lên sau mỗi đêm.
Phượng Hoàng tronng thần thoại Ai Cập |
Phượng Hoàng trong thần thoại Trung Quốc
Theo thần thoại Trung Hoa, Phượng Hoàng là biểu tượng của ân sủng và đức tinh. Đây là linh vật thứ hai sau Rồng. Hình ảnh Phượng hoàng đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây trên bảy nghìn năm, được in trên các miếng ngọc và trên các vật tổ may mắn.
Bức tượng Phượng Hoàng - tp Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc |
Phượng hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh, nét duyên dáng, thanh nhã, cũng như biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, loài chim này xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng. Tại Trung Hoa cổ đại, bạn có thể tìm thấy hình ảnh phượng hoàng trong các trang trí đám cưới cùng với con rồng. Bởi, người Trung Quốc coi rồng và phượng là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.
Các nền văn hóa khác
Ở đất nước mặt trời mọc, Phượng Hoàng và Mặt Trời là biểu tượng hoàng gia. Trong những thiết kế hình Xăm Phượng Hoàng Nhật Bản, thường kết hợp với Rồng, với ý nghĩa 'sự kết hợp hài hòa của đức tính tốt nhất của phụ nữ và nam tính'. Ngoài ra, Phượng Hoàng còn được tìm thấy trong những hình khắc trên thanh gươm, hay được thêu trên kimono.
Trong thần thoại Ai Cập, phượng hoàng (hay còn gọi là phoenix hay phœnix) là một dạng chim lửa thần thánh và linh thiêng - Một biểu tượng của lửa và thánh thần.
Một biểu tượng của lửa và thánh thần |
Nhận xét
Đăng nhận xét